chuyển tới văn bản chính

Các thuật ngữ kỹ thuật

Trong phần này, các thuật ngữ kỹ thuật dùng trong hướng dẫn sử dụng được giải thích.

A

  • Phi thể thức (Ad-hoc)

    Cài đặt máy in và máy tính khách ở nơi giao tiếp không dây diễn ra trên cơ sở ngang hàng, tức là tất cả các máy khách có cùng SSID/tên mạng giao tiếp trực tiếp với nhau. Không bắt buộc phải có bộ định tuyến không dây. Máy in này không hỗ trợ giao tiếp phi thể thức.

  • Mật khẩu quản trị (Admin Password)

    Mật khẩu quản trị trong IJ Network Device Setup Utility để hạn chế truy nhập đối với những người dùng mạng. Phải nhập mật khẩu để truy nhập máy in và thay đổi các cài đặt máy in.

  • AES

    Phương thức mã hóa. Không bắt buộc đối với WPA. Thuật toán mật mã mạnh được sử dụng trong các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ cho việc xử lý thông tin.

  • Phương thức xác thực (Authentication Method)

    Phương thức mà bộ định tuyến không dây sử dụng để xác thực máy in thông qua mạng LAN không dây. Những phương thức này thống nhất với nhau.

    Đối với WPA/WPA2, phương thức xác thực là PSK.

B

  • Bonjour

    Một dịch vụ được tích hợp vào hệ điều hành Mac OS X để tự động dò tìm những thiết bị có thể kết nối trên mạng.

C

  • Kênh (Channel)

    Kênh tần số cho giao tiếp không dây. Trong chế độ cơ sở hạ tầng, kênh được điều chỉnh tự động để khớp với kênh được đặt cho bộ định tuyến không dây. Máy in này hỗ trợ các kênh từ 1 đến 13. (Các kênh 12 và 13 không được hỗ trợ tùy thuộc vào quốc gia hoặc khu vực mua sản phẩm.) Lưu ý rằng số lượng các kênh có thể được sử dụng cho mạng LAN không dây thay đổi tùy thuộc vào khu vực hoặc quốc gia.

D

  • Cổng kết nối mặc định (Default Gateway)

    Thiết bị chuyển tiếp kết nối với một mạng khác như bộ định tuyến hoặc máy tính.

  • Địa chỉ bộ định tuyến mặc định (Default router address)

    Địa chỉ IP mặc định đặt cho bộ định tuyến.

  • Chức năng máy chủ DHCP (DHCP server functionality)

    Bộ định tuyến gán một địa chỉ IP tự động bất cứ khi nào máy in hoặc máy tính cá nhân trên mạng khởi động.

  • DHCPv6

    Giao thức để tự động gán thông tin cần thiết khi máy tính kết nối mạng. DHCPv6 có thể sử dụng khi bật IPv6.

  • Máy chủ DNS (DNS server)

    Máy chủ chuyển đổi các tên thiết bị thành các địa chỉ IP. Khi chỉ định các địa chỉ IP theo cách thủ công, hãy chỉ định các địa chỉ của cả máy chủ chính và phụ.

E

  • Kết nối ko dây dễ dàng (Thiết lập không cáp) (Easy wireless connect (Cableless setup))

    Chỉ định cài đặt bộ định tuyến không dây sử dụng trực tiếp thiết bị (ví dụ: smartphone) mà không cần sử dụng bộ định tuyến không dây.

F

  • Tường lửa (Firewall)

    Đó là một hệ thống ngăn chặn truy nhập máy tính trái phép trong mạng. Để ngăn chặn, bạn có thể sử dụng chức năng tường lửa của bộ định tuyến băng rộng, phần mềm bảo mật được cài đặt trong máy tính, hoặc hệ điều hành của máy tính.

H

  • Tên máy chủ (Host name)

    Tên cho máy tính hoặc máy in trên mạng để có thể dễ dàng nhận biết. Các ký tự chữ và số một byte thường được sử dụng.

I

  • IEEE802.11b

    Chuẩn quốc tế cho mạng LAN không dây sử dụng dải tần 2,4 GHz với lưu lượng lên tới 11 Mbps.

  • IEEE802.11g

    Chuẩn quốc tế cho mạng LAN không dây sử dụng dải tần 2,4 GHz với lưu lượng lên tới 54 Mbps. Tương thích với 802.11b.

  • IEEE802.11n

    Chuẩn quốc tế mạng LAN không dây sử dụng các dải tần 2,4 GHz và 5 GHz. Ngay cả khi sử dụng hai hoặc nhiều ăng-ten cùng một lúc hoặc đạt được tốc độ truyền lớn hơn so với trước đây bằng cách sử dụng nhiều kênh giao tiếp cùng một lúc, tốc độ truyền có thể bị ảnh hưởng bởi bộ máy kết nối.

    Ở tốc độ truyền tối đa 600 Mbps, có thể giao tiếp với nhiều thiết bị đầu cuối máy tính trong vòng bán kính mười hai mét hoặc tương đương.

    Tương thích với 802.11b và 802.11g.

  • Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)

    Một trong những phương thức giao tiếp không dây. Thiết bị giao tiếp không dây (ví dụ: máy tính hoặc máy in) được kết nối mạng qua bộ định tuyến không dây.

  • Địa chỉ IP (IP Address)

    Một số đặc biệt gồm bốn phần phân tách nhau bởi các dấu chấm. Mỗi thiết bị mạng được kết nối với Internet có một địa chỉ IP. Ví dụ: 192.168.0.1

    Địa chỉ IP thường được gán bởi một bộ định tuyến không dây hoặc máy chủ DHCP của bộ định tuyến một cách tự động.

  • IPv4/IPv6

    Đây là giao thức lớp liên mạng được sử dụng trên internet. IPv4 sử dụng các địa chỉ 32-bit và IPv6 sử dụng các địa chỉ 128-bit.

K

  • Định dạng khóa (Key Format)

    Chọn ASCII hoặc Thập lục phân(Hex) làm định dạng khóa WEP. Ký tự có thể được sử dụng cho khóa WEP thay đổi tùy thuộc vào các định dạng khóa được chọn.

    • ASCII

      Chỉ định một chuỗi 5 hoặc 13 ký tự có thể bao gồm các ký tự chữ và số và ký tự gạch dưới "_". Có phân biệt chữ hoa và chữ thường.

    • Thập lục phân

      Chỉ định một chuỗi 10 hoặc 26 chữ số có thể chứa hệ thập lục phân (0 đến 9, A đến F, và a đến f).

  • Độ dài khóa (Key Length)

    Độ dài của khóa WEP. Chọn 64 bit hoặc 128 bit. Độ dài khóa dài hơn cho phép bạn đặt khóa WEP phức tạp hơn.

L

  • Địa chỉ cục bộ liên kết (Link local address)

    Địa chỉ IP tự động tạo ra từ một tiền tố cụ thể (thông tin mạng hiện tại: fe80::) và mã định danh giao diện tạo ra từ địa chỉ MAC của máy in.

  • Chất lượng liên kết (Link Quality)

    Trạng thái kết nối giữa bộ định tuyến không dây và máy in ngoại trừ tác động (nhiễu) được biểu thị bằng một giá trị từ 0 đến 100%.

  • LPR

    Một giao thức in độc lập với nền tảng được sử dụng trong các mạng TCP/IP. Nó không hỗ trợ giao tiếp hai chiều.

M

  • Địa chỉ MAC (MAC Address)

    Cũng được biết đến như là một địa chỉ vật lý. Một mã định danh phần cứng đặc biệt và cố định được gán cho các thiết bị mạng bởi nhà sản xuất. Các địa chỉ MAC dài 48 bit và được viết dưới dạng số thập lục phân phân tách nhau bởi các dấu hai chấm, tức là 11:22:33:44:55:66.

O

  • Trạng thái hoạt động (Operation Status)

    Biểu thị trạng thái máy in có sử dụng được hay không.

P

  • Độ dài tiền tố (Prefix length)

    Số lượng bit trong phần mạng của địa chỉ IP. Số lượng bit từ 8 bit tới 24 bit đối với IPv4, và 64 bit đối với IPv6.

  • Máy chủ proxy (Proxy server)

    Máy chủ liên kết máy tính kết nối mạng LAN với Internet. Khi sử dụng máy chủ proxy, hãy chỉ định địa chỉ và số cổng của máy chủ proxy.

  • PSK

    Phương thức mã hóa được WPA/WPA2 sử dụng.

R

  • Bộ định tuyến (Router)

    Một thiết bị chuyển tiếp kết nối với một mạng khác.

S

  • Cường độ tín hiệu (Signal Strength)

    Cường độ tín hiệu máy in nhận được từ bộ định tuyến không dây được biểu thị bằng một giá trị từ 0 đến 100%.

  • SSID

    Nhãn đặc biệt cho mạng LAN không dây. Nó thường được thể hiện như là tên mạng hoặc tên bộ định tuyến không dây.

    SSID phân biệt một mạng LAN không dây với một mạng khác để ngăn chặn nhiễu.

    Máy in và tất cả các máy khách trên mạng LAN không dây sử dụng cùng SSID để giao tiếp với nhau. SSID có thể dài tới 32 ký tự, và bao gồm các ký tự chữ và số. SSID cũng có thể được tham chiếu theo tên mạng của nó.

  • Ẩn (Stealth)

    Trong chế độ ẩn, bộ định tuyến không dây tự ẩn bằng cách không truyền phát SSID. Máy khách phải chỉ định SSID được đặt cho bộ định tuyến không dây để dò tìm nó.

  • Địa chỉ trạng thái (Stateful address)

    Địa chỉ IPv6 nhận từ máy chủ DHCP sử dụng DHCPv6.

  • Địa chỉ phi trạng thái (Stateless address)

    Địa chỉ IPv6 tạm thời được tạo tự động bằng tiền tố bao gồm RA (Quảng cáo bộ định tuyến) và địa chỉ MAC. Địa chỉ IPv6 được tạo ra trong môi trường không có máy chủ DHCP.

  • Mặt nạ mạng con (Subnet Mask)

    Địa chỉ IP có hai bộ phận, địa chỉ mạng và địa chỉ máy chủ. Mặt nạ mạng con được dùng để tính địa chỉ Mặt nạ Mạng con từ địa chỉ IP. Mặt nạ mạng con thường được gán bởi một bộ định tuyến không dây hoặc máy chủ DHCP của bộ định tuyến một cách tự động.

    Ví dụ:

    Địa chỉ IP: 192.168.127.123

    Mặt nạ mạng con: 255.255.255.0

    Địa chỉ mặt nạ mạng con: 192.168.127.0

T

  • TCP/IP

    Bộ các giao thức giao tiếp được sử dụng để kết nối các máy chủ trên Internet hoặc mạng LAN. Giao thức này cho phép các thiết bị đầu cuối khác nhau giao tiếp với nhau.

  • TKIP

    Một giao thức mã hóa được WPA/WPA2 sử dụng.

U

  • USB

    Giao diện nối tiếp được thiết kế để cho phép bạn "rút/cắm nóng" các thiết bị, tức là, bằng cách cắm điện và rút điện các thiết bị mà không cần tắt nguồn.

W

  • WCN (Windows Connect Now)

    Người dùng chạy Windows Vista hoặc phiên bản mới hơn có thể lấy thông tin cài đặt trực tiếp qua mạng không dây (WCN-NET).

  • WEP/khóa WEP (WEP/WEP Key)

    Một phương thức mã hóa được IEEE 802.11 sử dụng. Khóa bảo mật chia sẻ được sử dụng để mã hóa và giải mật mã dữ liệu gửi qua các mạng không dây. Máy in này hỗ trợ độ dài khóa 64 bit hoặc 128 bit, định dạng khóa là mã ASCII hoặc thập lục phân, và số khóa là từ 1 đến 4.

  • Wi-Fi

    Hiệp hội quốc tế chứng nhận khả năng liên tác của các sản phẩm mạng LAN không dây dựa trên đặc tả IEEE 802.11.

    Máy in này là một sản phẩm Wi-Fi được cấp phép.

  • Trực tiếp không dây (Wireless Direct)

    Máy in được sử dụng làm bộ định tuyến không dây để kết nối các thiết bị giao tiếp không dây bên ngoài (ví dụ: máy tính, smartphone hoặc máy tính bảng) trong môi trường không có bộ định tuyến không dây. Bạn có thể kết nối tối đa 5 thiết bị với máy in bằng Trực tiếp không dây.

  • Mạng LAN không dây (Wireless LAN)

    Một mạng, thay vì kết nối bằng dây vật lý, được kết nối bởi công nghệ không dây, như Wi-Fi.

  • Bộ định tuyến không dây (Wireless Router)

    Một bộ thu phát không dây hoặc trạm cơ sở nhận thông tin từ các máy khách không dây/máy in và phát lại. Được yêu cầu ở mạng cơ sở hạ tầng.

  • WPA

    Khung bảo mật được Liên minh Wi-Fi công bố vào tháng 10 năm 2002. Bảo mật được tăng cường hơn WEP.

    • Xác thực

      WPA xác định các phương thức xác thực sau: PSK có thể được sử dụng mà không cần máy chủ xác thực, cùng với WPA-802.1x phải yêu cầu máy chủ xác thực.

      Máy in này hỗ trợ WPA-PSK.

    • Mật khẩu

      Khóa mã hóa này được dùng để thực hiện xác thực WPA-PSK.

      Mật khẩu nên là một chuỗi gồm 8 đến 63 ký tự chữ và số hoặc giá trị thập lục phân 64 chữ số.

  • WPA2

    Khung bảo mật được Liên minh Wi-Fi phát hành vào tháng 9 năm 2004 là phiên bản sau của WPA. Cung cấp một cơ chế mã hóa mạnh hơn thông qua Tiêu chuẩn mã hóa chuyên sâu (AES).

    • Xác thực

      WPA2 xác định các phương thức xác thực sau: PSK có thể được sử dụng mà không cần máy chủ xác thực, cùng với WPA2-802.1x phải yêu cầu máy chủ xác thực.

      Máy in này hỗ trợ WPA2-PSK.

    • Mật khẩu

      Khóa mã hóa này được dùng để thực hiện xác thực WPA2-PSK.

      Mật khẩu nên là một chuỗi gồm 8 đến 63 ký tự chữ và số hoặc giá trị thập lục phân 64 chữ số.

  • WPS (Wi-Fi Protected Setup)

    WPS là một tiêu chuẩn cài đặt dễ dàng và bảo mật mạng không dây.

    Có 2 phương thức chính được sử dụng trong Wi-Fi Protected Setup:

    Nhập PIN: một phương thức bắt buộc để cài đặt tất cả các thiết bị được chứng nhận WPS

    Cấu hình nút nhấn (PBC): một nút nhấn thực sự trên phần cứng hoặc thông qua một nút nhấn được mô phỏng trong phần mềm.